Văn hóa CHXHCHVN

Bài chi tiết: Văn hóa Việt Nam
Múa rối nước – một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian.

Việt Nam có nền văn hóa đặc trưng và được xếp vào Vùng văn hóa Đông Á. Từ vùng đồng bằng sông Hồng với văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại tây bắcđông bắc. Từ vùng biên viễn các triều đại miền Bắc đến nền văn hóa Chăm Pa của người Chăm Nam Trung Bộ cùng vùng đất mới ở Nam Bộ kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer và các bộ tộc Tây Nguyên.

54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong ngôn ngữ từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Với lịch sử hàng nghìn năm hội tụ các dân tộc, từ văn hóa bản địa thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung QuốcĐông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp thế kỷ XIX, phương Tây trong thế kỷ XX và toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử.

Tiếng Việttiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư Việt Nam và ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số. Tiếng Việt trước đây chủ yếu dùng chữ Nôm để viết. Văn tự tiếng Việt ngày nay là chữ Quốc ngữ Latinh do các tu sĩ Dòng Tên sáng tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam có các ngôn ngữ thiểu số thuộc các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo, Hán-Tạng, Tai-Kadai, và H'Mông-Miền.

Âm nhạc

Bài chi tiết: Âm nhạc Việt Nam
Mô hình Đơn ca tài tử.

Âm nhạc truyền thống khác nhau giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của đất nước. Âm nhạc cổ điển ở miền Bắc là hình thức âm nhạc lâu đời nhất Việt Nam. Trong lịch sử, Việt Nam ảnh hưởng nặng nhất bởi truyền thống âm nhạc Trung Quốc, cùng Hàn Quốc, Mông CổNhật Bản. Nhã nhạc là hình thức ca nhạc cung đình. Chèo là một hình thức sân khấu ca nhạc cổ. Xẩm là một loại nhạc dân gian Việt Nam. Quan họ có ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Hát chầu văn là hình thức ca nhạc hầu đồng trong các nghi lễ. Nhạc dân tộc cải biên là một hình thức hiện đại của âm nhạc dân gian Việt Nam xuất hiện từ những năm 1950. Ca trù là một loại hình diễn xướng âm nhạc giàu chất liệu thi ca. UNESCO còn công nhận Cồng Chiêng Tây Nguyênkiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005 và dòng nhạc dân tộc đờn ca tài tử Nam Bộdi sản phi vật thể. Các nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn gáo, đàn nguyệt... với đàn đánhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam.

Âm nhạc hiện đại của Việt Nam, được biết đến với tên gọi "V-pop" là một thể loại tân nhạc trong công cuộc hiện đại hóa âm nhạc Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc có thể khác, hoặc có thể kết hợp cả hai, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc. Những ca sĩ của Việt Nam như Đàm Vĩnh Hưng được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc Việt", nghệ sĩ nữ như Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu HàMỹ Linh được công chúng và báo chí công nhận là 4 diva của Việt Nam. Sơn Tùng M-TP đã đạt được những thành công và giành được nhiều giải thưởng từ trong nước và quốc tế, anh được xem là một trong những ngôi sao nhạc pop thành công nhất Đông Nam Á hiện nay và được mệnh danh là "Hoàng tử V-pop". Một số ca sĩ khác như Min, Mỹ Tâm cũng đã đạt được một vài thành công tại thị trường âm nhạc thế giới.

Trang phục

Bài chi tiết: Trang phục Việt Nam
Áo dài, một trong những trang phục truyền thống.

Áo dài của người Kinh là trang phục truyền thống phổ biến nhất ở Việt Nam, được mặc trong những dịp đặc biệt như đám cướilễ hội. Áo dài đã từng được mặc bởi cả hai giới, nhưng ngày nay chủ yếu dành cho phụ nữ, còn đàn ông rất ít khi mặc, chỉ vào một số dịp như đám cưới truyền thống. Áo dài trắng là đồng phục bắt buộc cho nữ sinh trung học ở nhiều trường trung học phổ thông khắp Việt Nam, ít nhất là phải mặc trong tiết Chào cờ. Một số ví dụ khác về trang phục truyền thống của Việt Nam bao gồm áo giao lĩnh, áo tứ thân, áo ngũ cốc, yếm, áo bà ba, áo gấm, áo Nhật Bình,... Mũ nón truyền thống bao gồm nón lánón quai thao. Các trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số đôi khi cũng được sử dụng.

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ẩm thực Việt Nam

Có sự kết hợp của năm yếu tố cơ bản: cay, chua, đắng, mặn và ngọt. Nước mắm, nước tương,... là một trong những nguyên liệu tạo hương liệu chính trong món ăn. Nấu ăn truyền thống của Việt Nam được biết đến với các nguyên liệu tươi, ít dùng dầu, và phụ thuộc vào rau thơm, rau quả. Một đặc điểm phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ít có những món cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn (ví dụ chân cánh gà, phủ tạng động vật, trứng vịt lộn...). Phở là món ăn Việt Nam có thể kể đến.

Thể thao

Những môn thể thao mang tính cổ truyền ở Việt Nam có đấu vật, võ thuật, đá cầu, cờ tướng. Ở một số khu vực tập trung người dân tộc thiểu số có bắn nỏ, đẩy gậy. Những năm gần đây, quần vợt bắt đầu phổ biến ở các thành phố lớn. Một số môn thể thao khác có thể kể đến là bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông, billiards snookercờ vua. Đoàn thể thao Việt Nam bắt đầu tham gia Olympic mùa hè từ năm 1952 cho tới nay và đã có được huy chương vàng đầu tiên và duy nhất vào năm 2016 của Hoàng Xuân Vinh trong môn bắn súng. Ở Olympic người khuyết tật, Việt Nam tham gia từ năm 2000 và cũng có được huy chương vàng đầu tiên và duy nhất ở môn cử tạ do lực sĩ Lê Văn Công đạt được.[91]

Một số ngày lễ

Một số ngày lễ ở Việt Nam
Ngày thángSố ngàyTênGhi chú
1 tháng 11Tết Dương Lịch
30 tháng 12 (29 tháng 12 nếu tháng thiếu) đến 4 tháng 15Tết Nguyên ĐánÂm lịch
10 tháng 31Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
30 tháng 4Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-Ngày Chiến thắng
1 tháng 5Ngày Quốc tế Lao động
27 tháng 7Ngày thương binh liệt sĩ
2 tháng 92Ngày Quốc khánh